2019
Các hoạt động chỉ đạo tuyến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Đây là một trong những chức năng chính của Viện từ khi mới thành lập. Ngoài nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân điều trị ở tuyến chuyên khoa cao nhất, Viện còn hoạt động với tư cách đầu ngành, có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng và chỉ đạo mạng lưới Tai Mũi Họng toàn quốc.
Mạng lưới Tai Mũi Họng nước ta thời Pháp thuộc hầu như không có. Sau khi khoa Tai Mũi Họng thuộc Bộ Y tế tiếp nhận khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai tháng 10/1954 dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Trần Hữu Tước, một mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng đã dần dần được hình thành và phát triển tới hầu hết các tỉnh miền Bắc. Mạng lưới này tiếp tục được phát triển gần như rộng khắp cho tới ngày kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ tháng 4/1975. Ngoài Viện Tai Mũi Họng, còn có Trung tâm Tai Mũi Họng TP. HCM (nay là Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HỒ Chí Minh) và Trung tâm Tai Mũi Họng cần Thơ tham gia đào tạo cho các tuyến. Khả năng và trình độ của cán bộ Tai Mũi Họng các tuyến ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt. Trước đây, rất nhiều trường hợp bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới, phải gửi bệnh nhân về Viện Tai Mũi Họng, thì nay phần lớn các địa phương đã đảm đương được nhiệm vụ của mình, số bệnh nhân phải chuyển tuyến trên đã giảm hẳn.
Lễ ký kết hợp đồng chuyển giao kỹ thuật cho 3 tỉnh: Quảng Ninh, Yên Bái, Bắc Giang
Sau năm 1975, nhiều cán bộ chuyên môn cao của Viện được Bộ cử vào công tác tại các tỉnh phía Nam đã trở thành những cán bộ nòng cốt cho việc xây dựng, khôi phục lại mạng lưới Tai Mũi Họng ở các địa phương này.
Năm 1980, Đại hội Hội Tai Mũi Họng và Hội nghị ngành đầu tiên sau khi thống nhất đất nước được tổ
Quang, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Viện đã cử cán bộ hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, tham gia hội chẩn và mổ tại các tuyến, vừa giải quyết bệnh nhân, vừa thực hiện chuyển giao kỹ thuật tại chỗ. Bệnh viện và Bộ môn kết hợp với các trường Đại học Y Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Huế, Sở Y tế Thanh Hoá...mở các lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa phục vụ kịp thời cho nhu cầu của các địa
chức. Thông qua tổ chức Hội Tai Mũi Họng, Viện Tai Mũi Họng thường xuyên có liên hệ với Hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Tai Mũi Họng Hà Nội, nắm bắt tình hình, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật và chỉ đạo xây dựng phát triển ngành. Cho đến nay đã qua 16 kỳ Đại hội và Hội nghị ngành, tại các Hội nghị này, hoạt động của ngành Tai Mũi Họng được tổng kết, đánh giá và dựa vào đó, đề ra phương hướng hoạt động cho những năm sau.
Về tổ chức, Viện có Phòng Chỉ đạo ngành, các cán bộ của Viện đã đi đến hầu hết các tỉnh thành trong toàn quốc, trong đó có các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Tuyên phương. Tại Bệnh viện cũng thường xuyên có các lớp đào tạo liên tục cho bác sỹ các tỉnh về dự.
Từ năm 1999 đến nay, Bệnh viện đã tổ chức hàng trăm đợt cán bộ đi khảo sát, chỉ đạo, giúp đỡ các tuyến tại các Bệnh viện tỉnh: Hà Giang, Lao Cai,Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh... Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, tổ chức cho các cán bộ thuộc chuyên ngành Tai Mũi Họng.
Đến nay, công tác chỉ đạo tuyến lại càng được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Tai Mũi Họng từ tuyến cơ sở, góp phần giảm tải cho Bệnh viện, đồng thời động viên các thầy thuốc trong ngành Tai Mũi Họng tự học tập rèn luyện nhằm đáp ứng được những đòi hỏi trong giai đoạn đổi mới. Bệnh viện đã cử hàng trăm lượt cán bộ đi công tác tuyến tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa: Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên... giúp các Bác sỹ tại tuyến cơ sở thực hành tốt các kỹ thuật nội soi, cấp cứu Tai Mũi Họng.
Từ tháng 8/2008 thực hiện chỉ đạo của Bộ Y Tế về việc triển khai Đề án 1816, Bệnh viện đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 1816, hàng năm cử cán bộ đi luân phiên về các tỉnh thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại chỗ. Đến nay Bệnh viện luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao; các cán bộ được cử đi luân phiên hoàn thành tốt việc chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
Cụ thể: Từ năm 2008 đến nay, viện đã cử 133 lượt bác sĩ, điều dưỡng về các tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang, Ninh Bình, Quảng Ninh, Yên Bái, Bắc Giang, Vĩnh Phúc ... đào tạo, chuyển giao hàng chục kỹ thuật về phẫu thuật nội soi mũi xoang, vi phẫu thanh quản, cấp cứu trong Tai Mũi Họng ... cho các bác sỹ ở tuyến cơ sở, góp phần nâng cao được trình độ chuyên môn, nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện tuyến dưới tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám chữa bệnh, giảm tải bệnh nhân lên tuyến trung ương.
Bệnh viện đã và đang phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến những kiến thức thông thường trong Tai Mũi Họng, các biện pháp phòng bệnh Tai Mũi Họng như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, 02TV, báo Sức khỏe Đời sống... .