2019
Khoa Thính- Thanh học
Khoa Thính- Thanh học, tiền thân là Trung tâm Thính- Thanh học và khoa Điếc trẻ em, được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1975.
- Ngày 30/5/2005 khoa được đổi tên thành Khoa Thính học và Thăm dò chức năng. Từ ngày 21/6/2019, để phù hợp với chức năng nhiệm vụ khoa được đổi tên thành Khoa Thính- Thanh học như hiện nay.
CÁN BỘ ĐƯƠNG NHIỆM
- TS.BSCKII.BSC. Phạm Tiến Dũng – Trưởng khoa - ThS.BSC. Nguyễn Thành Quân - Phó Trưởng khoa - TS.BSCKII.BSC. Nguyễn Duy Dương - ThS.BSNT. Đặng Thị Hồng Ánh - ThS.BSNT. Đỗ Văn Tâm - CNĐD. Lê Chí Huy - CNĐD. Nguyễn Thị Trung Thuỷ | - CĐĐD. Nguyễn Thị Hường - CĐĐD. Phạm Thị Quỳnh - CNKH. Ngô Hoài Nhung - CĐĐD. Nguyễn Ngọc Khánh - CĐĐD. Bùi Tuyết Mai - CĐĐD. Nguyễn Thị Kim Anh - TCĐD. Trần Thị Bích Nguyệt |
LÃNH ĐẠO KHOA QUA CÁC THỜI KỲ
Trưởng khoa:
- PGS. Phạm Kim (1975-1994)
- TS. Phạm Thị Cơi (1994-2007)
- BSCKII. Lê Thị Lan (2007-2013)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Nhiệm vụ chuyên môn
- Đo thính lực đơn âm cho trẻ em và người lớn, đo thính lực lời, giám định sức nghe, đánh giá hiệu quả máy trợ thính, điện cực ốc tai.
- Thăm dò các chức năng thính giác khách quan: đo âm ốc tai (OAE), đo điện thính giác thân não (ABR), đo đáp ứng thính giác trạng thái ổn định (ASSR).
- Soi hoạt nghiệm thanh quản khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn các bệnh về giọng nói, lời nói, ngôn ngữ.
- Khám, chữa bệnh tai mũi họng và tiền đình.
- Hiệu chỉnh điện cực ốc tai,
- Tư vấn, hiệu chỉnh máy trợ thính.
- Phục hồi chức năng nghe nói cho trẻ nghe kém có sử dụng máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai. - Đào tạo và nghiên cứu khoa học, Chỉ đạo tuyến dưới và Hợp tác quốc tế.
NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN
- Số liệu chuyên môn tăng đều qua các năm với số lượng đo thính lực trên 10.000 lần/ năm, nhi lượng khoảng 9500 lần/năm, Phản xạ cơ bàn đạp, OAE, ABR, ASSR khoảng 2000 lần/năm,
- Hoạt nghiệm thanh quản trên 1000lần/năm, công việc về điện cực ốc tai, phục hồi chức năng nghe nói, khám tiền đình ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng.